TIKTOK – MIỀN ĐẤT MỚI ĐẦY TIỀM NĂNG CHO CÁC NHÀ QUẢNG CÁO

Chỉ một thời gian ngắn sau khi gia nhập thị trường Việt Nam, ứng dụng TikTok đã đạt con số Monthly active users lên đến 12 triệu. Trung bình với mỗi ngày, một người dùng của TikTok sẽ trải qua 29 phút trên ứng dụng này. TikTok đang dần vươn mình lên để trở thành một nền tảng dành cho giới trẻ Việt, cạnh tranh với các mạng xã hội khác như Facebook, Instagram. Các tính năng quảng cáo của TikTok vừa được cập nhật tại thị trường Việt Nam hứa hẹn rằng đây là sẽ hệ sinh thái mới mà các nhà quảng cáo không thể bỏ qua.

Vậy TikTok có các hình thức quảng cáo nào?

Giống như các nền tảng khác, TikTok Ads sẽ có 2 mục tiêu chính là Branding và Performance.

Với Branding, TikTok có các định dạng quảng cáo:

Brand Takover: Bao gồm Firstview Takover và Regular Takover. Đây là các quảng cáo dưới dạng hình ảnh, gif hoặc video có độ dài 3-5s, được xuất hiện ngay khi người dùng mở app. Tuy nhiên với Firstview, các nhà quảng cáo không thể target đối tượng người xem, quảng cáo sẽ hiển thị cho tất cả người dùng khi khởi động ứng dụng TikTok. Ngược lại, với Regular Takover có hỗ trợ để chọn đối tương thông qua nhân khẩu học, sở thích,…

Topview: Một định dạng quảng cáo dựa trên video giới thiệu thương hiệu của người dùng ngay từ cái nhìn đầu tiên khi mở TikTok. Video quảng cáo này có thể có độ dài lên đến 15s, người xem sẽ có thể lựa chọn xem hết hoặc bỏ qua sau 3s. Với việc đặt quảng cáo với hình thức Topview, nhãn hàng của bạn sẽ xuất hiện độc quyền ở vị trí đầu tiên sau khi mở ứng dụng.

Hashtag Challenge: Là hình thức sáng tạo video thực hiện các thử thách theo một chủ đề được đính kèm (hashtag). Challenge này được lan toả bằng cách mời rất nhiều người cùng hoàn thành thử thách. Thương hiệu hay thậm chí mỗi một người dùng đều có thể sử dụng tính năng này. Với hình thức trả phí, trang của Hashtag Challenge này sẽ có nút quay video để khuyến khích người dùng tham gia thử thách, nhạc riêng của thương hiệu cũng sẽ được đề cử sử dụng và cuối cùng khi người dùng đăng video Hashtag này sẽ được tự động đính kèm.

Branded Lens: Là các hiệu ứng hay sticker được sản xuất riêng cho thương hiệu được hỗ trợ bởi công nghệ nhận dạng video thông minh của TikTok. Tính năng này giúp liên kết các yếu tố thương hiệu gắn liền với các video tương tác thú vị với người tiêu dùng. Branded Lens sẽ được hiển thị trên trang đầu tiên của Lens và tại hàng thứ nhất trong 3 ngày đầu tiên. Trong vòng 2 tháng sau khi chiến dịch kết thúc, Branded Lens vẫn có thể được sử dụng trên TikTok.

Với Performance, TikTok cung cấp hình thức quảng cáo In-feeds Ads.

In-feeds Ads: được hỗ trợ dưới dạng video lên đến 60s hiển thị toàn màn hình. Các video quảng cáo này sẽ ngẫu nhiên xuất hiện trong 80 video đầu tiên khi người dùng lướt feed. Định dạng quảng cáo này có hỗ trợ để liên kết đến landing page và cửa hàng để tải ứng dụng của nhãn hàng.

Mind Max Agency tự hào đối tác chính thức của TikTok tại Việt Nam.

Hướng Dẫn Cài Đặt Google Analytics Bằng Tag Manager

Giới thiệu

Ở phần trước, chúng ta đã tìm hiểu về Google Tag Manager và cách cài đặt công cụ này. Bài này hướng dẫn bạn thực hành luôn bằng cách gắn thẻ tracking Google Analytics lên web cực đơn giản, không cần bất kỳ coder nào bên cạnh vẫn làm được.

Mình cùng bắt đầu nhé.

Chuẩn bị

Đầu tiên, bạn phải có tài khoản Google Analytics và Google Tag Manager.

Lưu ý: Hai tài khoản này phải được tạo với cùng một email.

Nếu bạn chưa tạo tài khoản Analytics, xem hướng dẫn tại đây.

Hướng dẫn cài đặt

Bước 1: Cài đặt mã Google Analytics

Hãy vào tài khoản Analytics của mình, Click chọn Quản trị và chọn Thông tin theo dõi trong phần Thuộc tính

Click chọn Mã theo dõi.


Copy ID theo dõi của Google Analytics.

Bước 2: Tạo một biến Google Analytics

Việc đầu tiên, bạn cần tạo một biến Cài đặt Google Analytics, biến này cho phép bạn định cấu hình cài đặt Google Analytics trên nhiều thẻ Analytics.

Cách làm như sau:
Bạn chọn Biến (Variables) trong giao diện quản lý thẻ.

Chọn New để tạo biến.

Chọn loại biến mong muốn, ở đây là Cài đặt Google Analytics.

Dán đoạn ID theo dõi của Google Analytics ban nãy và đặt tên cho biến rồi lưu nhé, thế là bạn đã có một biến là Google Analytics rồi.

Bước 3: Tạo thẻ Google Analytics.

Vào menu bên trái, chọn thẻ Tags và tạo mới một thẻ.

Chọn loại thẻ thiết lập.

Ở đây ta chọn như hình vì tất cả các mã hiện nay đều là Universal Analytics, trừ khi tài khoản của bạn đã tạo rất lâu rồi thì chọn Classic nhé.

Về phần thiết lập thẻ, ta có 3 phần cơ bản chính là:

– Loại thẻ: Là Universal Analytics vừa chọn.
– Loại theo dõi: Ở đây bạn chọn Lượt xem trang
– Biến: Chọn biến lúc nãy bạn vừa tạo nhé.

Các cài đặt khác có thể giữ nguyên hoặc tùy biến theo mục đích của bạn.

Tiếp đến, chọn Trigger.

Trigger là điều kiện để kích hoạt thẻ, ở đây bạn chọn All Pages, tức là thẻ sẽ kích hoạt khi truy cập vào bất kì trang nào.

Nhấn lưu và quá trình tạo thẻ đã hoàn tất.

Bước cuối cùng là Xuất bản (Publish) phiên bản. Nếu có quá nhiều thẻ giống nhau, bạn ghi chú lại cho nhớ nhé, nhưng thường không cần ghi chú cũng được.

Kiểm tra lại

Bạn cần kiểm tra lại để chắc rằng quá trình cài đặt của mình đã thành công bằng cách sử dụng tiện ích Tag Assistant.

Tổng kết

Đấy là những bước đơn giản nhất để cài đặt Google Analytics vào website bằng Tag Manager. Hãy thử tích hợp thêm các thẻ khác để thực hành bạn nhé.

//mindmax.vn/wp-content/uploads/2018/12/logo-chu-trang-e1543801903308.png